Thế giới ca cao

Làm vườn
Lên men
Phơi hạt
Rang hạt
Sản xuất sô cô la

Hành trình từ cây ca cao đến thành phẩm sô cô la

Hành trình sản xuất sô cô la bắt nguồn từ cây ca cao. Ca cao là giống cây thích hợp trồng ở khu vực khí hậu nhiệt đới, cho trái sau 2 năm gieo trồng. Hạt ca cao là nguyên liệu chính để sản xuất sô cô la. Được thu hoạch bằng tay một cách cẩn thận, hạt ca cao sau đó sẽ được lên men trong khoảng một tuần và đưa đi phơi khô tự nhiên. Các nhà sản xuất sô cô la tiếp tục tiến hành quy trình rang và xay hạt ca cao để tạo thành ca cao nhão. Sau đó họ trộn đường và một số nguyên liệu khác vào, tiếp tục nghiền mịn để sản xuất ra thành phẩm sô cô la. Mỗi bước trong toàn bộ quy trình này đều rất quan trọng để phát triển hương vị sô cô la.

Thực tế buồn vui về Sô cô la

Thực tế buồn vui về Sô cô la

Nhu cầu tiêu thụ sô cô la trên thế giới ngày càng tăng, như ở các thị trường Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Âu, tuy nhiên tìm nguồn cung ca cao đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường là một thách thức lớn. Hiện nay ca cao được trồng chủ yếu ở một số quốc gia đang phát triển tại Châu Phi, Châu Á, khu vực Bắc và Nam Mỹ. Cây ca cao được trồng manh mún, nhỏ lẻ không tập trung. Thu nhập nông dân trồng ca cao rất thấp, dưới ngưỡng nghèo khổ. Điều kiện cuộc sống, sự chênh lệch phân chia lợi nhuận trong chuỗi cung ứng ca cao cũng như khan hiếm nguồn cung ca cao là các vấn đề đáng lo ngại. Để giải quyết các thách thức trên cần sự đóng góp của tất cả những người yêu thích sô cô la.

Giảm bớt gánh nặng bằng cách giúp nông dân thoát nghèo

Giảm bớt gánh nặng bằng cách giúp nông dân thoát nghèo

Nhiều hộ nông dân trồng ca cao vẫn còn sống trong nghèo đói cùng cực và bị giới hạn về các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nguồn nước sạch. Ở các vùng xa xôi hẻo lánh, chỉ những đứa trẻ may mắn nhất mới có thể được đi học. Đa phần phải phụ việc với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình để đảm bảo sự sống còn. Chúng ta cần một giải pháp toàn diện để cải thiện tình hình và nâng cao cuộc sống người nông dân.

Challenges vi

Cuộc sống ổn định, bền vững = Nguồn cung ca cao bền vững

Mặc dù năng suất tiềm năng cây ca cao có thể đạt đến 2000kg hạt/hecta/năm, các vườn ca cao hiện nay lại có quy mô nhỏ, hộ gia đình và chỉ đạt năng suất trung bình 500kg/hecta/năm. Người nông dân hàng ngày phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, nguồn dinh dưỡng kém, khí hậu thay đổi. Nhiều nông dân không được đào tạo các kỹ năng canh tác vườn cũng như khả năng quản lý sau thu hoạch. Hậu quả dẫn đến giá bán ca cao thấp và cuộc sống nông dân không được đảm bảo. Nguồn thu nhập nông dân thấp đặt ngành ca cao vào tình trạng thiếu thế hệ kế tục, người trẻ hiện nay không muốn tiếp tục duy trì và trồng ca cao.


*Chú thích: 441 lbs/mẫu/năm tới 1764lbs/mẫu/năm

Cải thiện sự mất cân bằng thông qua việc đào tạo kỹ năng và nâng cao giáo dục

Cải thiện sự mất cân bằng thông qua việc đào tạo kỹ năng và nâng cao giáo dục

Hiện nay nhiều nông dân phải chịu thiệt thòi khi không được hưởng lợi nhuận từ chuỗi cung ứng ca cao. Minh chứng rõ ràng là giá bán trung bình một thanh sô cô la ở các nước phát triển thường vượt trên cả mức thu nhập trong một tuần của nông dân trồng ca cao. Đối với nhiều nông dân, việc được tiếp cận các kỹ thuật canh tác hiện đại và thân thiện môi trường nhằm nâng cao sản lượng dường như là một giấc mơ xa vời. Và kết cục đáng buồn là trong khi nhu cầu về sô cô la ngày càng tăng, thì nguồn cung ca cao chất lượng ngày càng khan hiếm.

Cacao-Trace: Thực tế canh tác ca cao tại Bờ Biển Ngà
Cacao-Trace: Thực tế canh tác ca cao tại Bờ Biển Ngà
Cacao-Trace: Thực tế canh tác ca cao tại Bờ Biển Ngà
Cacao-Trace: Thực tế canh tác ca cao tại Bờ Biển Ngà

Cacao-Trace: Thực tế canh tác ca cao tại Bờ Biển Ngà

Tại Bờ Biển Ngà, nông trại ca cao là tài sản được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường có quy mô nhỏ và hộ gia đình. Tại khu vực San Pedro, nơi giống ca cao Forastero được trồng, hiếm có vườn ca cao nào vượt quá diện tích 3 hecta (7,5 mẫu) . Nông dân làm việc chăm chỉ để giữ nông trại của họ sạch sẽ, duy trì độ phì nhiêu của đất, tỉa cành tạo tán hoặc trồng mới khi cần thiết, họ thường thu hoạch 2 lần một năm. Nông dân cũng thường trồng thêm rau và gạo để làm lương thực.  Những nông dân có nhiều đất hơn họ sẽ trồng xen canh ca cao với các loại cây khác như cao su.

Cacao-Trace: Cuộc sống nông dân trồng ca cao tại Việt Nam
Cacao-Trace: Cuộc sống nông dân trồng ca cao tại Việt Nam
Cacao-Trace: Cuộc sống nông dân trồng ca cao tại Việt Nam
Cacao-Trace: Cuộc sống nông dân trồng ca cao tại Việt Nam

Cacao-Trace: Cuộc sống nông dân trồng ca cao tại Việt Nam

Nông dân Việt Nam thường trồng xen ca cao với cây dừa hoặc một số cây trồng địa phương khác như nhãn, sầu riêng, bưởi. Giống ca cao Trinitario rất thích hợp với điều kiện khí hậu và dinh dưỡng đất tại Việt Nam, được trồng trải dài dọc khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên cũng như Lâm Đồng. Thời điểm thu hoạch thường vào giữa tháng Ba tới tháng Năm và từ tháng Mười tới tháng Mười Hai. Cũng như các quốc gia trồng ca cao khác, ca cao tại Việt Nam có quy mô nhỏ, hộ gia đình và đòi hỏi chăm sóc quanh năm. Với lợi thế không phải vùng quá xa xôi hẻo lánh, nông dân trồng ca cao tại Việt Nam thường kiếm thêm thu nhập bằng các công việc khác vào thời điểm không phải vụ mùa ca cao.

 Cacao-Trace: Sự hồi sinh của ca cao ở Philippin

Cacao-Trace: Sự hồi sinh của ca cao ở Philippin

Ca cao lần đầu tiên được giới thiệu tại Philippin vào khoảng năm 1670 bởi một thủy thủ người Tây Ban Nha. Những năm đầu thế kỷ 21, ca cao một lần nữa nở rộ và được xem là cây trồng tiềm năng giúp nông dân kiếm thêm thu nhập ngoài việc canh tác hoa quả. Tại Davao, diện tích nông trại trung bình khoảng 5 hecta ( 12 acres). Nông dân thường tận dụng hệ sinh thái có sẵn và trồng xen cây ca cao với các cây trồng khác, chủ yếu là cây dừa. Tại Philippin, ca cao thuộc giống Trinitario, ban đầu được trồng trong các vườn ươm quy mô lớn, sau đó phân phối cây con. Cây ca cao cho thu hoạch sau 2 năm gieo trồng, hạt ca cao được lên men trong các thùng gỗ và phơi khô tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời, tất cả quy trình đều tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ.